Chiều dài của một độ cung Vĩ_độ

Chiều dài của một độ cung trong khác biệt về vĩ độ theo hướng bắc-nam, Δ ϕ {\displaystyle \scriptstyle {\Delta \phi }\;\!} , là khoảng 60 hải lý hay 111 kilômét hoặc 69 dặm Anh tại bất kỳ vĩ độ nào. Chiều dài của một độ cung trong khác biệt về kinh độ theo chiều đông tây, cos ⁡ ( ϕ ) Δ λ {\displaystyle \scriptstyle {\cos(\phi )\Delta \lambda }\;\!} , tại xích đạo là xấp xỉ con số nêu trên nhưng giảm dần tới 0 tại hai cực.

Trong trường hợp hình phỏng cầu, một kinh tuyến và kinh tuyến đối diện của nó tạo thành một hình elip, do vậy biểu thức chính xác cho chiều dài của một độ cung vĩ độ sẽ là:

π 180 ∘ M ( ϕ ) {\displaystyle {\frac {\pi }{180^{\circ }}}M(\phi )\;\!}

Bán kính cung nằm trong mặt phẳng kinh tuyến,và được biết đến như là bán kính suất cong kinh tuyến, M {\displaystyle M\;\!} .[2][3]

Tương tự, biểu thức chính xác cho chiều dài của một độ cung vĩ độ là:

π 180 ∘ cos ⁡ ( ϕ ) N ( ϕ ) {\displaystyle {\frac {\pi }{180^{\circ }}}\cos(\phi )N(\phi )\;\!}

Bán kính cung tại đây nằm trong mặt phẳng của mặt phẳng thẳng đứng gốc, là mặt phẳng chạy theo hướng đông-tây và vuông góc ("trực giao") với cả mặt phẳng kinh tuyến lẫn mặt phẳng tiếp xúc với bề mặt của elipxoit, và nó được biết đến như là bán kính trực giao của suất cong, N {\displaystyle N\;\!} .[2][3]

Dọc theo xích đạo (đông-tây), N {\displaystyle N\;\!} bằng bán kính tại xích đạo. Bán kính của suất cong tại góc vuông với mặt phẳng xích đạo (bắc-nam), M {\displaystyle M\;\!} , là ngắn hơn 43 km, vì thế độ dài của một độ theo vĩ độ tại xích đạo là khoảng 1 km ngắn hơn độ dài của một độ theo kinh độ tại xích đạo. Các bán kính của suất cong là tương đương tại vùng cực, nơi chúng dài hơn khoảng 64 km so với bán kính tại xích đạo theo hướng bắc-nam của suất cong do bán kính tại cực là 21 km nhỏ hơn so với bán kính tại xích đạo. Các bán kính vùng cực nhỏ hơn chỉ ra rằng bắc và nam bán cầu bị dẹt hơn, làm cho các bán kính suất cong của chúng phải dài hơn. Sự dẹt này cũng 'bó chặt' bán kính xích đạo theo hướng bắc-nam của suất cong, làm cho nó ngắn hơn bán kính xích đạo khoảng 43 km. Cả hai bán kính suất cong đều vuông góc với mặt phẳng tiếp xúc với bề mặt của elipxoit tại mọi vĩ độ, hướng thẳng về điểm nằm trên trục cực tại bán cầu đối diện (ngoại trừ xích đạo khi đó các điểm hướng thẳng về tâm Trái Đất). Bán kính suất cong theo chiều đông-tây đạt tới trục, trong khi bán kính suất cong theo chiều bắc-nam là ngắn hơn tại mọi vĩ độ, ngoại trừ tại hai cực.

Elipxoit WGS84, được tất cả các thiết bị của GPS sử dụng, lấy các giá trị cho bán kính xích đạo là 6.378.137,0 m và độ dẹt nghịch đảo, (1/f) bằng 298,257223563, vì thế bán kính cực của nó bằng 6.356.752,3142 m và bình phương độ lệch tâm bậc nhất của nó bằng 0,00669437999014.[4] Elipxoit gần đây nhưng ít được sử dụng là IERS 2003 lấy giá trị của bán kính xích đạo và cực tương ứng là 6.378.136,6 và 6.356.751,9 m, và giá trị độ dẹt nghịch đảo bằng 298,25642.[5] Các độ dài của các độ trên các elipxoit WGS84 và IERS 2003 là như nhau khi làm tròn tới 6 chữ số có nghĩa. Các con số tính toán thích hợp cho bất kỳ vĩ độ nào được Cục tình báo địa không gian quốc gia Hoa Kỳ (NGA) cung cấp.[6]

Vĩ độBán kính Bắc-Nam
của suất cong
M {\displaystyle M\;\!}
Khoảng cách bề mặt
trên 1° thay đổi
về vĩ độ
Bán kính Đông-Tây
của suất cong
N {\displaystyle N\;\!}
Khoảng cách bề mặt
trên 1° thay đổi
về kinh độ
6.335,44 km110,574 km6.378,14 km111,320 km
15°6.339,70 km110,649 km6.379,57 km107,551 km
30°6.351,38 km110,852 km6.383,48 km96,486 km
45°6.367,38 km111,132 km6.388,84 km78,847 km
60°6.383,45 km111,412 km6.394,21 km55,800 km
75°6.395,26 km111,618 km6.398,15 km28,902 km
90°6.399,59 km111,694 km6.399,59 km0,000 km

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vĩ_độ http://www.3dsoftware.com/Cartography/USGS/MapProj... http://geography.about.com/library/howto/htdegrees... http://www.infosports.com/m/map.htm http://www.marinewaypoints.com/learn/greatcircle.s... http://www.mobilgistix.com/Resources/GIS/Locations... http://www.mundivideo.com/coordinates.htm http://www.tageo.com/ http://jan.ucc.nau.edu/~cvm/latlon_find_location.h... http://www.fcc.gov/mb/audio/bickel/DDDMMSS-decimal... http://earthobservatory.nasa.gov/Study/Location/